"Ở SEA Games,ồnlựccủathểthaoViệtNamcònhạnchếkèo cược tỷ số thể thao VN luôn đứng trong nhóm đầu, nhưng tại ASIAD và Olympic, chúng ta không có thứ hạng tốt. Những nền thể thao mạnh như Thái Lan, Indonesia đã đầu tư cho ASIAD và Olympic từ rất lâu, trong khi nguồn lực cho VĐV của thể thao VN còn hạn chế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tập luyện, thi đấu cũng như nguồn lực đầu tư để VĐV tập huấn, thi đấu nước ngoài chưa được đảm bảo. Trong điều kiện hạn chế, thể thao VN chỉ đủ khả năng tập trung vào một số môn Olympic, do đó khả năng đạt thành tích ở những đấu trường lớn là không cao.
Chiến lược phát triển TDTT VN do Cục TDTT đệ trình vào năm 2021 đã đề cập tới nhiệm vụ đầu tư trọng tâm cho ASIAD, còn việc đầu tư cho SEA Games chỉ dừng ở một số môn, nội dung để phát triển nền tảng cho sân chơi châu Á. Thể thao VN không có nguồn lực, nên cần đầu tư có hệ thống, có giai đoạn chuyển đổi nhất định", ông Trần Đức Phấn chia sẻ với Thanh Niên.
Ông Trần Đức Phấn phân tích: "Các nước đã chuyển dịch từ trọng tâm SEA Games sang ASIAD từ lâu, nhưng VN chưa có điều kiện để làm, nhất là với hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo VĐV hiện tại. Để tiến xa ở ASIAD, ngoài việc cải thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo VĐV, thể thao VN cần nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, đẩy mạnh khoa học thể thao, cải thiện chế độ dinh dưỡng. Ví dụ, ngay sau SEA Games 31, khi đội tuyển bắn súng được đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, lập tức thành tích ở ASIAD 19 được cải thiện (1 HCV, 1 HCĐ)".
Một vấn đề nữa của thể thao VN là việc xã hội hóa thể thao còn chậm, đa số các môn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Ông Trần Đức Phấn phân tích: "Ở một số nước khác, một tập đoàn tài trợ cho một môn thể thao sẽ được giảm thuế nhà nước. Còn tại VN, chúng ta chưa có ưu đãi này. Trừ môn bóng đá được quyền chọn nhà tài trợ, các môn thể thao khác đang tìm kiếm nhà tài trợ, thậm chí đi xin mà cũng không có nguồn lực xã hội. Chủ đạo đầu tư cho thể thao vẫn là nhà nước".