Thạc sĩ,ữngkiểucãivãđộchạtập san giảng viên tâm lý giáo dục của ĐH Columbia (Mỹ) Alana Carvalho (Mỹ) định nghĩa tranh cãi độc hại không nhằm giải quyết vấn đề mà được sử dụng để làm tổn thương đối phương.
Cãi vã độc hại được tạo nên bởi những lời hạ bệ và đổ lỗi. Chúng là dấu hiệu cho thấy bạn cần kết thúc mối quan hệ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Nhưng đâu là dấu hiệu của một cuộc cãi vã độc hại?
Cãi nhau nhiều lần cùng một vấn đề
"Cặp vợ chồng tranh cãi lặp đi lặp lại một vấn đề mà không có cách giải quyết là dấu hiệu của sự độc hại điển hình", Alana Carvalho nói. Cuộc cãi vã dạng này cho thấy một hoặc cả hai người không thể bước tiếp. Nó minh chứng cho những mâu thuẫn sâu sắc đang tiềm ẩn trong mối quan hệ của bạn chưa được tháo gỡ.
Ví dụ, nếu bạn vẫn đang cãi vã vấn đề việc nhà với chồng (vợ) điều đó cho thấy cả hai không tìm ra cách chia sẻ trách nhiệm một cách công bằng. Tình huống này là do bạn hoặc đối phương đã không thể hoặc không sẵn sàng lắng nghe quan điểm của nhau và đưa ra thỏa thuận.
Cãi nhau để thắng cuộc
Nhà tâm lý Avigail Lev, giám đốc trung tâm trị liệu hành vi Bay Area CBT (California, Mỹ) cho rằng đặc điểm chính của cãi vã độc hại là người tham gia không có mục đích tìm ra giải pháp mà chỉ mong giành chiến thắng.
Trong trường hợp này, bạn thường cố nghĩ mình sẽ nói hoặc phản ứng gì tiếp theo thay vì lắng nghe đối phương. Bạn gạt bỏ suy nghĩ và cảm xúc của chồng (vợ) và chối bỏ trách nhiệm của mình trong cuộc tranh cãi.
Thậm chí, khi đối phương đang muốn giải quyết vấn đề, bạn vẫn muốn tiếp tục tranh luận cùng họ. "Một người muốn giải quyết, một người muốn làm cho đối phương cảm thấy tội lỗi", Lev giải thích.
Chuyên gia khuyên các cặp đôi nên tập trung vào việc lắng nghe nhau thay vì chỉ biết sự tức giận của mình. Bởi theo cách này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng khi cuộc cãi vã kết thúc.
Phủ nhận nhau
Gaslighting là hình thức thao túng tâm lý bằng cách sử dụng thông tin bị bóp méo sự thật khiến đối phương rối bời và lo âu. Chuyên gia Carvalho cho rằng hành vi này chấm dứt bởi nó gây tổn thương lòng tự trọng và sự tự tin của con người.
Có thể bạn không nhận ra bản thân mình và chồng (vợ) thường xuyên sử dụng hình thức này để phủ nhận cảm xúc của nhau. Câu nói "điều đó chưa bao giờ xảy ra" thường được người ta dùng khi không muốn thừa nhận tổn thương họ gây ra cho nhau.
Việc phủ nhận cảm xúc thực tế sẽ tạo ra cuộc tranh cãi không có khả năng giải quyết bởi bạn thậm chí còn không thể đồng ý những gì đã diễn ra.
Quả bóng đổ lỗi
Hình dung bạn đang cãi nhau với chồng (vợ) về điều đang làm bạn cảm thấy tổn thương. Đối phương nói hành động của họ là lỗi của bạn bởi nó là cách đáp trả những gì bạn đã gây nên cho họ. Sau đó, bạn tiếp tục đưa ra cái cớ cho những điều mà đối phương vừa nêu.
Như vậy, cuộc tranh luận sẽ như một vòng lặp và hành động đổ lỗi được ví như quả bóng để cả hai đẩy qua lại. Cuộc tranh luận kiểu này sẽ không có kết quả.
Hành vi đổi lỗi hoàn toàn không có ích trong giải quyết xung đột. Trong tình huống trên, chuyên gia tâm lý khuyên bạn tự hỏi chính mình rằng bạn đang muốn giải quyết vấn đề hay tìm ra ai là người có lỗi trong các vấn đề?
"Bạn không thể làm cả hai thứ trên trong cuộc tranh cãi. Giải quyết xung đột có nghĩa là buông bỏ câu chuyện ai là người có lỗi", Avigail Lev tư vấn.
Không tôn trọng cảm xúc đối phương
Một kiểu tranh cãi độc hại mà Avigail Lev liệt kê là xem thường cảm xúc đối phương. Ví dụ, chồng (vợ) nói với bạn rằng họ cảm thấy buồn và bạn cứ khăng khăng cho là họ tức giận. Điều này thực sự tạo nên vấn đề. Lev lưu ý rằng bạn không thể biết cảm xúc đối phương tốt hơn chính họ.
Avigail Lev đưa ví dụ khác, trong trường hợp đối phương chia sẻ điều đang làm tổn thương cảm xúc của họ, bạn khẳng định cảm xúc ấy không có hoặc không nên có. "Cảm xúc và nhu cầu vốn không phải là điều tranh luận hay so sánh", Lev nói thêm.
Ngọc Ngân(Theo Best of Life)