Sau hơn 1 năm thử nghiệm,ệtNamthửnghiệmthànhcôngtrợlýảophápluậca sĩ anh thơ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) thành công phát triển sản phẩm trợ lý ảo pháp luật phục vụ tòa án. Đây là trợ lý ảo duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống tri thức pháp luật lớn và đáng tin cậy.
Số hóa dữ liệu ngành tòa án
Trước đây, mỗi khi phải tra cứu các văn bản pháp luật, thẩm phán Lê Thị Khanh (TAND Q.Cầu Giấy, Hà Nội) phải lật giở hàng chồng tài liệu để nghiên cứu, tìm kiếm thông tin mất rất nhiều thời gian. Từ khi cài đặt trợ lý ảo trên máy tính, công việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Bà Khanh chia sẻ: "Ban đầu khi tiếp nhận trợ lý ảo, chúng tôi khá bỡ bỡ, nhưng khi quen rồi các thao tác rất đơn giản. Các thẩm phán thường phải mã hóa thông tin trong bản án bằng cách thủ công. Có trợ lý ảo, bản án mã hóa rất nhanh, chỉ trong một buổi có thể đăng 10 bản án. Bên cạnh đó, trợ lý ảo còn hỗ trợ chúng tôi trao đổi nghiệp vụ với các thẩm phán trong cả nước".
Ông Trần Minh Quân, Giám đốc Khối Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Trung tâm Không gian mạng Viettel), cho biết số lượng văn bản pháp luật của ngành tòa án rất nhiều và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng xu thế phát triển của xã hội.
Hiện có hơn 160.000 văn bản pháp luật, 63 án lệ và hơn 1,2 triệu bản án. Trong đó, hơn 1.200 quyết định giám đốc thẩm và hơn 80.000 bản án phúc thẩm do TAND tối cao cung cấp. "Năm 2020, các tòa án đã thụ lý hơn 600.000 vụ việc. Số lượng vụ việc cần xử lý lớn và có xu thế tăng hàng năm. Việc thử nghiệm thành công trợ lý ảo giúp cán bộ công chức tiếp cận với phương thức làm việc hiện đại để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc", ông Quân chia sẻ.
Nhờ được tích hợp từ các mô hình học sâu (deep learning) cũng như các thuật toán tìm kiếm nội dung theo ngữ nghĩa (semantic search), công cụ này cho phép người dùng dễ dàng tra cứu nhanh và chính xác các văn bản pháp luật bằng khẩu lệnh hoặc tra cứu thông tin.
Tính năng nổi trội của trợ lý ảo pháp luật này có thể hỗ trợ hỏi đáp các văn bản pháp luật chính xác đến từng điều, khoản của văn bản pháp quy và thời điểm có hiệu lực, phù hợp với thời gian xảy ra vụ việc hay giới thiệu các tình huống pháp lý tương tự dựa trên kho dữ liệu được lưu trữ.
Ứng dụng cũng có thể hỗ trợ lập kế hoạch giải quyết án, tạo lập và quản lý hồ sơ án điện tử, thậm chí chỉ dẫn chi tiết các bước, biểu mẫu thực hiện theo đúng quy định về tố tụng như một sổ tay điện tử cho từng vụ án.
Công cụ này còn hỗ trợ thẩm phán quản lý công việc, hướng dẫn sổ tay xử lý án theo đúng quy trình tố tụng, tự động điền biểu mẫu như giấy triệu tập, quyết định tạm giam, hỗ trợ viết một phần nội dung bản án, tiếp nhận đơn, chuẩn bị trước, trong và sau phiên tòa...
Nhờ được thiết kế riêng dựa trên dữ liệu của người Việt, sản phẩm có thể xử lý tốt ngôn ngữ tiếng Việt ngay cả khi ngôn ngữ sử dụng thay đổi theo cách phát âm riêng của từng vùng, miền.
Phổ cập trợ lý ảo pháp luật đến mọi người dân
Theo Trung tâm Không gian mạng Viettel - đơn vị phát triển sản phẩm, tính đến nay, sản phẩm có hơn 3 triệu lượt sử dụng, trung bình có 5.000 - 6.000 lượt hỏi đáp, tra cứu mỗi ngày.
Thông qua kết quả khảo sát với 1.031 lượt đánh giá, 99% người sử dụng đánh giá cao độ hữu ích của sản phẩm. Tỷ lệ người sử dụng chưa hài lòng chỉ chiếm 5,22%. "Ứng dụng đã chứng minh được hiệu quả khi giúp giảm 30% lượng công việc so với thao tác truyền thống, tối ưu thời gian vận hành của toàn bộ hệ thống tòa án, có thể tiết kiệm được hàng chục tỉ đồng", ông Quân nói.
Từ những thành tựu đã đạt được, ông Nguyễn Công Thắng, đại diện nhóm phát triển sản phẩm của Viettel, cho biết tầm nhìn của Viettel là phổ cập trợ lý ảo pháp luật tới mọi người dân Việt Nam, hỗ trợ họ đoán định được tình huống pháp lý mà mình gặp phải.
Nguyên Phó chánh án, Thẩm phán TAND tối cao Tống Anh Hào, nhìn nhận: "Việc mở rộng đối tượng sử dụng phần mềm trợ lý ảo đối với nội dung giải đáp tình huống pháp lý, giới thiệu bản án, quyết định của tòa án, đặc biệt là đoán định tư pháp sẽ giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng".
Ngoài ra, theo ông Tống Anh Hào, dựa vào những dữ liệu trên hệ thống, người dùng sẽ có cơ sở để quyết định có khởi kiện hay không khởi kiện, hòa giải hay không hòa giải đối với những nội dung tranh chấp cụ thể. Từ những tư vấn đó, các chủ thể sẽ điều chỉnh hành vi, xác lập các quan hệ xã hội ngày càng tốt hơn.
Để sử dụng trợ lý ảo pháp luật, người dùng chỉ cần nạp dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý… để hệ thống đoán định các tội danh hình sự hoặc tranh chấp dân sự phù hợp. Kết quả này được sử dụng để tham khảo trước khi đưa ra quyết định khởi kiện hoặc lựa chọn hòa giải, nhờ trọng tài.
Đạt được mục tiêu đó, trợ lý ảo pháp luật không chỉ giúp giảm tải công việc cho hệ thống tòa án Việt Nam mà còn trở thành trợ lý ảo riêng đáng tin cậy với từng cá nhân, doanh nghiệp.
Tại chương trình chào mừng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023 với chủ đề "Khai thác dữ liệu số để tạo ra các giá trị" mới đây, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: "Ước mơ mỗi người dân, mỗi cán bộ công chức, viên chức một trợ lý riêng, ước mơ trao thêm quyền năng tri thức cho con người, cho gần 3 triệu công viên chức, cho hàng trăm triệu người dân đã trở thành hiện thực".
Cụ thể, sẽ có 4 trợ lý ảo phục vụ người Việt Nam, thay đổi căn bản cách sống và làm việc của người Việt. Đó là trợ lý ảo lập pháp để phát hiện những mâu thuẫn khi làm văn bản pháp luật; trợ lý ảo hành pháp hỗ trợ bộ máy cán bộ công chức; trợ lý ảo tư pháp để giảm bớt công việc cho các thẩm phán; trợ lý ảo pháp lý hỗ trợ tư pháp cho người dân.
Việc trợ lý ảo pháp luật phục vụ tòa án được thử nghiệm thành công ngay trước tháng hành động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2023 đã góp thêm một điểm sáng vào mục tiêu tổng thể, xuyên suốt của Chính phủ về chuyển đổi số.