Mono

a. Giữ nguyên trật tự từ và ý nghĩa của th&ag elantra 2022

【elantra 2022】Lắt léo chữ nghĩa: Những thủ pháp sáng tạo thành ngữ gốc Hán

a. Giữ nguyên trật tự từ và ý nghĩa của thành ngữ gốc. Ví dụ,ắtléochữnghĩaNhữngthủphápsángtạothànhngữgốcHáelantra 2022 người Việt sử dụng toàn bộ thành ngữ Nhàn cư vi bất thiện (閒居為不善) của Trung Quốc. Đây là thành ngữ xuất hiện từ thời cổ đại, đúc kết từ chương bảy trong bộ sách Đại Học do Tăng Tử ghi chép vào thời Xuân Thu, nghĩa là "nếu ai đó nhàn rỗi, không có việc làm thì thường có các hành động sai lầm, ảnh hưởng xấu đến xã hội".

b. Sử dụng một trong những thành ngữ có biến thể gần giống nhau. Nếu người Trung Quốc sử dụng cả hai thành ngữ: Mã đáo công thành (馬到功成) - có nguồn gốc từ chương thứ tư trong Sở Chiêu Công (楚昭公) của Trịnh Đình Ngọc thời nhà Nguyên và Mã đáo thành công (馬到成功), câu nói của Tiểu Uất Trì - nhân vật hư cấu trong Thủy Hử, thì người Việt chỉ sử dụng thành ngữ Mã đáo thành công như lời chúc khi ai đó bắt đầu thực hiện công việc.

c. Dịch nghĩa hoặc phỏng dịch thành ngữ gốc. Ví dụ, Diện hòa tâm bất hòa (面和心不和) là thành ngữ xuất phát từ tập truyện ngắn Tỉnh thế hằng ngôn (醒世恒言) của Phùng Mộng Long thời nhà Minh (1627). Thành ngữ này có nghĩa là "bề ngoài rất hòa hợp, nhưng trong lòng lại mâu thuẫn", người Việt dịch thành Bằng mặt nhưng không bằng lòng.

Khi nói về quyết tâm, làm việc chăm chỉ để thành công, người Trung Quốc sử dụng cách diễn đạt Thiết xử ma châm (鐵杵磨針: Chày sắt mài kim) - một thành ngữ khởi nguồn từ bộ sách Phương Dư thắng lãm (方輿勝覽) thời Nam Tống, người Việt phỏng dịch thành "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

d. Thay đổi vị trí của từ. Nếu người Trung Quốc nói Phật khẩu xà tâm (佛口蛇心) với nghĩa "miệng nói lời nhân đức nhưng lòng dạ lại vô cùng hiểm ác", thì người Việt lại đổi thành Khẩu phật tâm xà (口佛心蛇), một thành ngữ đã từng được ghi nhận trong Đại Nam Quấc âm tự vị (1895) của Huình-Tịnh Paulus Của. Ở Trung Quốc, thành ngữ Phật khẩu xà tâm xuất phát từ đoạn "cổ kim thiện trí thức Phật khẩu xà tâm" trong Ngũ Đăng Hội Nguyên (五灯会元), một bộ sách về lịch sử thiền tông (20 tập), do Phổ Tế soạn ở chùa Linh Ẩn (thuộc Hàng Châu) vào thời Nam Tống (1253). Đối với thành ngữ Khẩu mật phúc kiếm (口蜜腹劍) trong Tư trị thông giám. Đường Huyền Tông thiên bảo nguyên niên (资治通鉴. 唐玄宗天宝元年), người Việt lại chuyển thành "Ngoài miệng nam mô, trong bụng có bồ dao găm", một câu cũng đã từng xuất hiện trong Đại Nam Quấc âm tự vị (sđd), người đời sau rút gọn thành "Miệng nam mô, bụng bồ dao găm".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap